Nâng mũi bao lâu thì chạy xe máy được?
Nâng mũi bao lâu thì chạy xe máy được là câu hỏi mà chúng tôi nhận được khá nhiều từ những khách hàng tới thực hiện nâng mũi tại cơ sở thẩm mỹ của chúng tôi. Bởi nhiều bạn cho rằng, việc chạy xe máy không hề liên quan tới vùng mũi, tay mới chịu trách nhiệm chạy xe. Tuy nhiên, thực tế ra sao? Hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây.
Sau khi nâng mũi đi xe máy có được không
Nâng mũi là một trong những giải pháp hiệu quả giúp thăng hạng nhan sắc cho những người sở hữu. Đồng thời, theo nhân tướng học, người có sống mũi cao là người đầy ý chí nghị lực. Do đó, hiện nay có không ít người lựa chọn nâng mũi như một cách để thay đổi cuộc đời mình trở nên tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, nếu lựa chọn các phương pháp không phẫu thuật như tiêm filler nâng mũi, hiệu quả sẽ không được lâu dài và có thể có nhiều biến chứng. Vì vậy không ít người sử dụng phẫu thuật nhằm mang lại hiệu quả dài lâu hơn.
Với những tác động vào cơ thể, đòi hỏi người nâng mũi phải thực hiện nghiêm túc một chế độ kiêng cữ chuẩn nhằm nhanh chóng lành vết thương, mũi cố định, cao thanh tú. Những lưu ý này sẽ được bác sĩ căn dặn kỹ sau khi hoàn thành ca phẫu thuật bao gồm những lưu ý về chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt. Trong đó có việc hạn chế điều khiển xe máy khi vừa phẫu thuật xong.
Nguyên nhân được cho rằng: Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ đã tiêm một lượng thuốc mê, khi thực hiện xong có thể thuốc mê vẫn chưa tan hết dẫn đến việc bạn không đủ tỉnh táo để có thể tự điều khiển xe máy về nhà.
Đồng thời, từ 1-2 ngày, sụn mũi có thể chưa thật sự chắc chắn, rất dễ xảy ra những sự việc không tốt. Vì vậy, hãy cẩn thận hết sức có thể. Hãy nhờ người thân hoặc đi taxi tới cơ sở thẩm mỹ để nâng mũi. Đồng thời, đi bằng xe ô tô lúc về để đảm bảo chắc chắn không có vấn đề gì xảy ra tác động tới sụn mũi.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm về: Nâng mũi cần kiêng những gì ?
Tại sao nên hạn chế đi xe máy khi đã nâng mũi
Không một ai có thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra khi bản thân đi ra ngoài môi trường. Bởi có rất nhiều yếu tố bên ngoài có thể tác động tới chúng ta. Những tác động này không chỉ tác động tới cơ thể nói chung mà còn tác động tới vùng mũi vừa mới được nâng nói riêng. Những tác động này bao gồm:
- Ánh nắng mặt trời: Điều này chúng ta có thể thấy rõ, nhất là chị em phụ nữ. Bởi mỗi khi ra ngoài, phụ nữ thường bôi kem chống nắng để bảo vệ da khỏi những tác động của ánh nắng chứa tia cực tím có hại.
- Những ổ gà, ổ voi: Trên quãng đường di chuyển, bạn chắc chắn sẽ gặp những đoạn đường có ổ gà, ổ voi hay những mặt đường bị trồi lên mà bạn không lường trước được. Do đó, khi đi qua những trường hợp như vậy, cơ thể sẽ bị xóc lên, mũi cũng bị ảnh hưởng theo bởi những cú xóc đường này.
- Các phụ kiện mang theo khi ra ngoài: Thông thường ra đi ra ngoài, mọi người thường che chắn rất cẩn thận vùng mặt như khẩu trang, kính râm, … Những phụ kiện này gây ảnh hưởng tới mũi vừa nâng bởi những gọng cứng của phụ kiện.
– Nếu bạn buộc phải đi xe máy, hãy lưu ý một số những điều sau:
- Sử dụng khẩu trang mềm, không gọng.
- Không nên đeo kính râm, vì gọng kính tác động trực tiếp tới mũi.
- Đi với tốc độ chậm, né các đoạn đường có thể gây xóc.
Tuy nhiên, chúng tôi phải thành thực khuyên bạn rằng: Trường hợp không thực sự cần thiết, bạn nên ở nhà hoặc bạn có thể hạn chế đi xe máy bằng việc đi xe ô tô. Như vậy mũi sẽ được đảm bảo không bị những tác động do việc đi xe máy gây ra. Để có kết quả mũi đẹp ưng ý thì bạn cần hạn chế đi xe máy trong khoảng thời gian đầu
Nâng mũi bao lâu thì đi làm được
Khi nâng mũi, chỉ cần mũi được tháo nẹp là bạn có thể chạy được xe máy. Trong khi đó, tùy vào trường hợp mà thời gian tháo nẹp sẽ là khác nhau. Khoảng thời gian này giao động từ 2 – 7 ngày. Chẳng hạn như, với mũi cấu trúc, bạn phải mất tới tầm 4 – 7 ngày thì mới đảm bảo để tháo nẹp. Còn đối với mũi nâng theo phương pháp thông thường thì chỉ cần 2 – 4 ngày. Thời gian mũi cố định còn tùy thuộc nhiều vào cơ địa mỗi người. Vì vậy, để đảm bảo chắc chắn, bạn nên kiêng cữ việc đi lại trong khoảng từ 2 tuần đến 1 tháng.
Ngoài việc hạn chế đi lại bằng xe máy, bạn cũng nên thực hiện những hướng dẫn khác từ bác sĩ để kết quả nâng mũi được ưng ý nhất. Những lưu ý này thường về vấn đề vệ sinh mũi sau khi nâng tại nhà, những thực phẩm cần cũng như những hoạt động cần tránh.
Xem thêm: Nâng mũi có được uống sữa hay không ?
Đồng thời, bạn cũng nên theo dõi tình trạng mũi hàng ngày. Nếu có bất kỳ thay đổi lạ thường theo chiều hướng xấu, hãy liên hệ ngay bác sĩ để kịp thời đưa ra phương án xử lý.
Hy vọng những thông tin được chúng tôi trình bày ở trên sẽ là nguồn tư liệu hữu ích cho câu hỏi nâng mũi bao lâu thì chạy được xe máy. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy đặt ngay dưới bài viết để được viện nâng mũi TopNose giải đáp ngay nhé!