Chăm sóc mũi sau khi nâng như thế nào? Cần lưu ý những gì?
Hiện nay, nhu cầu làm đẹp vẫn không ngừng tăng lên theo xu hướng của các chị em. Hầu hết mọi người đều muốn bản thân trở thành một phiên bản xinh đẹp hơn, hoàn hảo hơn trong mắt người khác. Một trong số các xu hướng làm đẹp đó chính là phương pháp nâng mũi. Để giúp cho chị em có thêm kinh nghiệm chăm sóc mũi sau khi nâng, hãy cùng Topnose xem một số lưu ý sau khi nâng mũi nhé!
Nâng mũi xong nên làm gì?
Sau một quá trình nâng mũi, chắc hẳn phần mũi được làm xong sẽ còn rất đau và cần phải được chăm sóc kỹ càng. Chị em cần phải lưu ý một số điều sau đây để không ảnh hưởng đến kết quả sau khi nâng mũi:
- Không nên động vào nhiều ở phần mũi tránh cho mũi bị tụ dịch
- Cần phải thực hiện chế độ ăn kiêng theo như yêu cầu của bác sĩ
- Thực hiện việc tái khám theo quy trình và lịch hẹn để kiểm tra kỹ phần mũi sau khi nâng
- Theo dõi các quá trình phục hồi của mũi tránh các rủi ro xảy ra
- Uống thuốc điều độ theo đơn kê thuốc của bác sĩ chuyên khoa
Nguyên nhân sưng bầm sau nâng mũi
Mũi, mắt, hay má sưng bầm… là hiện tượng rất bình thường sau nâng mũi do quá trình phẫu thuật bóc tách gây tổn thương. Tình trạng sưng đỏ phù nề sẽ dễ thấy từ ngày thứ 2 sau nâng và hết sau khoảng 2 – 4 tuần tùy cơ địa. Vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng khi gặp phải triệu chứng này.
Tuy nhiên, thì tình trạng và thời gian sưng bầm của mỗi người là sẽ khác nhau do 2 nguyên nhân chính như sau:
Cơ địa của khách hàng: Nếu có cơ địa dễ bị tụ máu bầm, da mỏng, yếu chắc chắn thời gian bị sưng bầm sau khi nâng mũi sẽ lâu hơn.
Tay nghề bác sĩ: Bác sĩ có lành nghề tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm, bóc tách được chính xác và ít bị xâm lấn hơn sẽ giảm được tình trạng và thời gian sưng bầm hiệu quả. Với hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên sâu nâng mũi, các bác sĩ của phòng khám chuyên sâu nâng mũi TOPNOSE có được những kỹ năng và quy trình chuẩn cao, giúp hạn chế được tối đa sưng bầm. Không những thế, khách hàng còn có thể được ngồi xem dáng mũi của mình trước khi đóng vết khâu – là một “đặc quyền” chỉ có tại TOPNOSE, và bạn có thể “tham gia” vào việc thiết kế dáng mũi của mình bằng cách là trao đổi với bác sĩ để cân chỉnh, so sánh đến khi thực sự hài lòng.
Cách chăm sóc vệ sinh mũi sau khi nâng tại nhà
Sau khi nâng mũi, có một số trường hợp bị nhiễm trùng hay phần mũi bị biến dạng vì không được chăm sóc kĩ. Có rất nhiều nguyên nhân để dẫn đến trường hợp như vậy. Chính vì vậy nên bạn cần phải tìm hiểu và chăm sóc mũi sau khi nâng và những lưu ý sau khi nâng mũi như sau:
Chườm đá
Chườm đá chính là biện pháp tốt nhất trong việc chăm sóc mũi sau khi nâng giúp cho người sau phẫu thuật có những hiện tượng sau khi nâng mũi như sưng tấy và phù nề giảm đau rất nhiều. Để đạt hiệu quả tốt nhất thì bạn nên thực hiện chườm đá trong khoảng 1 – 2 ngày sau khi phẫu thuật nâng mũi kết thúc.
Cách chườm đá sau khi nâng mũi gồm các bước chườm đá vô cùng đơn giản như sau:
- Sử dụng cho mình một chiếc túi chườm đá chuyên dùng hoặc là một chiếc khăn sạch. Sau đó thì bỏ vài viên đá vào.
- Tiến hành đặt túi đá lên 2 bên vùng mũi, lưu ý không được cho nước đá nhỏ vào vùng vết thương gây nhiễm trùng.
- Nên chườm đá khoảng 2 cho đến 3 lần một ngày là vừa đủ.
Thời gian sau phẫu thuật 3 đến 4 ngày thì bạn chỉ cần chườm bằng nước ấm bằng khăn mềm ở xung quanh vùng mũi. Như vậy sẽ giảm bầm một cách hiệu quả nhất.
Hạn chế vận động mạnh
Sau phẫu thuật nâng mũi thì bạn cần tránh các hoạt động và vận động mạnh ảnh hưởng đến vết thương. Những hoạt động nặng sẽ tạo áp lực lên phần mũi và làm cho chiếc mũi bị lệch, không được đẹp như mong muốn nữa.
Uống thuốc theo chỉ dẫn
- Sau khi phẫu thuật nâng mũi an toàn xong thì sẽ có bác sĩ kê đơn thuốc cùng với hướng dẫn sử dụng. Bạn cần uống thuốc theo đúng như các chỉ định của bác sĩ và không được sử dụng thêm bất cứ loại nào.
- Nếu như bạn cần phải sử dụng một loại thuốc khác thì cần phải hỏi và được sự cho phép của bác sĩ mới được dùng.
Vệ sinh bằng nước muối
- Sau khi nâng mũi, bạn cần phải vệ sinh những vùng ở xung quanh vết thương thật kỹ càng và cẩn thận. Đó chính là cách vệ sinh mũi sau khi nâng bằng nước muối sinh lý để lau rửa giúp diệt tiêu diệt các loại vi khuẩn lẫn trong không khí có nguy cơ xâm nhập vào phần vết thương sau khi phẫu thuật. Để tránh vi khuẩn xâm nhập, bạn cần sử dụng nước muối lau rửa vết thương khoảng 3-4 lần trong 1 ngày.
- Đa số mọi người sử dụng loại nước muối sinh lý thông thường đã có thể diệt khuẩn rất nhiều. Nhưng nếu muốn tốt hơn nữa thì bạn có thể dùng nước muối sinh thường được sử dụng để truyền dịch. Và đương nhiên loại nước muối sinh này sẽ có giá cao hơn so với loại nước muối sinh lý thông thường.
- Ngoài lau rửa bằng nước muối sinh lý, bạn cũng cần thường xuyên thay phần băng gạc trên mũi. Không những vậy mà bạn cũng cần phải hạn chế thấp nhất không để cho nước hay bụi bẩn bám vào phần mũi mới phẫu thuật. Bởi vì sử dụng băng gạc quá lâu hay nước và vi khuẩn bám sẽ gây ra ổ vi khuẩn và làm vết thương nhiễm trùng.
Chế độ ăn uống hợp lý
Cần phải đảm bảo dinh dưỡng của mỗi bữa ăn với các thực phẩm lành tính thích hợp cho người đang có vết thương. Thông thường sẽ có một danh sách các loại thực phẩm mà bạn nên ăn cũng như là nên kiêng sau phẫu thuật nâng mũi.
Những lưu ý chăm sóc mũi sau khi nâng
Ngoài một số hướng dẫn cách chăm sóc mũi sau khi nâng. Bạn cần phải xem qua một số lưu ý chăm sóc mũi. Bởi vì chỉ cần một số sai sót nhỏ thì phần mũi sau khi phẫu thuật sẽ bị ảnh hưởng và có dáng mũi không đẹp.
Tuân thủ theo lời bác sĩ hướng dẫn
Tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ sẽ giúp cho quá trình phục hồi sau nâng mũi có thể bình phục nhanh hơn. Đặc biệt là sẽ không xảy ra những trường hợp sai sót không mong muốn.
Chế độ dinh dưỡng thật là hợp lý
Một số thực phẩm cần phải ăn và cần phải kiêng theo lời khuyên của bác sĩ như sau:
Thực phẩm mà bạn có thể sử dụng sau khi nâng mũi
- Các loại thức ăn mềm và có dạng lỏng
- Bổ sung thật nhiều chất đạm bằng thịt nạc, đậu khuôn, các loại nấm,…
- Bổ sung vitamin bằng nhiều loại trái cây mọng nước
- Phải uống đủ 2–3 lít vào mỗi ngày.
Một số loại thực phẩm cần phải kiêng sau khi nâng mũi
- Các loại thịt cứng, khó nhai ảnh hưởng đến phần mũi
- Các loại rau muống thịt bò gây sẹo cho vết thương
- Trứng sẽ làm cho vết thương không thể đều màu so với các vùng xung quanh
- Hải sản và cả thịt gà sẽ gây ngứa ở vết thương
- Các loại xôi nếp gây mủ cho vết thương
- Những chất kích thích và có nồng độ cồn như bia rượu, thuốc lá,..
Vận động sau khi nâng mũi
Bạn cần phải ngủ đúng tư thế, nếu không thì phần mũi sẽ bị lệch:
- Bạn cần nằm ngửa và đặt 2 tay lên bụng để giúp dịch trong mũi di chuyển đều hơn.
- Không được nằm nghiêng hay để tay lên phần trán, gây ảnh hưởng đến lưu thông ở phần mũi.
Hướng dẫn tập thể dục đúng cách sau khi nâng mũi:
- Cần đi bộ nhẹ nhàng, từ tốn để máu lưu thông tốt hơn giúp quá trình hồi phục nhanh hơn.
- Không được vận động mạnh làm ảnh hưởng đến vết thương. Chỉ được vận động mạnh sau 3-4 tháng phẫn mũi đã lành lặn hoàn toàn.
Nếu bạn đang sắp phẫu thuật nâng mũi thì hãy nên nghiên cứu kỹ cách chăm sóc mũi sau khi nâng của Topnose ngay. Điều này sẽ giúp cho phần mũi sau nâng bình phục nhanh hơn và dáng mũi sẽ đẹp hơn rất nhiều đấy nhé.