Tư vấn hỏi đáp nâng mũi

Câu hỏi thường gặp sau khi nâng mũi ?

1.Sưng và giảm sưng ?

Đối với phẫu thuật nâng mũi, việc bóc tách, đưa chất liệu sụn vào trong khoang mũi và điều chỉnh dáng mũi sẽ có những thao tác xâm lấn nhất định. Do đó, không thể tránh khỏi việc sau khi hết thuốc tê, mũi bị sưng nề và đau đớn. Tùy cơ địa và tay nghề bác sĩ mà tình trạng sưng nhiều hay ít.
- Chườm lạnh là giải pháp hàng đầu để giảm sưng mũi sau khi nâng, chườm lạnh 30 phút/1 lần để giảm nhanh chóng tình trạng sưng.
- Nên chú ý đến chế độ ăn uống tránh các loại thực phẩm gây kích ứng, có thể bổ sung thêm thơm, nước ép trái cây,… để tăng đề kháng
- Uống đủ thuốc theo đơn thuốc sau nâng mũi của bác sĩ đã chỉ định để giảm sưng.

2.Chảy dịch và hướng dẫn?

Trong phẫu thuật nâng mũi, do bác sĩ có sử dụng kháng sinh và các loại thuốc chống viêm để bơm vào khoang mũi nhằm hạn chế nâng mũi bị nhiễm trùng nên việc chảy dịch sẽ gặp ở hầu hết các ca phẫu thuật. Đây là hiện tượng bình thường nên bạn không cần quá lo lắng, dịch có thể là màu hồng đậm, hồng nhạt và có pha lẫn chút máu.
Để giảm tình trạng này, bạn nên nằm nghỉ ngơi, hạn chế vận động, hạn chế ngồi trong vòng 6 tiếng sau phẫu thuật. Sau phẫu thuật, bác sĩ có sử dụng bông cầm máu có tẩm thuốc kháng sinh đặt vào trong mũi nhằm hạn chế viêm nhiễm, thấm hút dịch sau nâng mũi giúp quá trình hồi phục nhanh hơn. Bông sẽ được đặt từ 1-3 ngày tùy theo tình trạng của từng người.
Trong đơn thuốc sau nâng mũi sẽ bao gồm túi gạc, bạn có thế sử dụng để thấm dịch và vệ sinh. Trong trường hợp chảy dịch nhiều hoặc nâng mũi bị chảy máu tươi thì bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời..

3. Buồn nôn khi uống thuốc và hướng dẫn

Sau phẫu thuật nâng mũi có nhiều trường hợp gặp phải tình trạng buồn nôn, đây là hiện tượng bình thường do trong quá trình phẫu thuật bạn phải nuốt nhiều dịch thuốc tê, dịch kháng sinh, dịch nước mũi trong quá trình bơm rửa nên gây kích ứng. Tình trạng này thường sẽ hết sau khoảng từ 6 - 18 tiếng.
Buồn nôn, ngứa, nổi mề đay, choáng váng khi uống thuốc có thể là một biến chứng sau nâng mũi của dị ứng thuốc kháng sinh. Trong trường hợp này, bạn nên ngưng sử dụng thuốc và hãy liên hệ sớm nhất có thể với bác sĩ để được hướng dẫn chính xác nhất để được hướng dẫn, xử lý kịp thời…

4.Khó thở sau phẫu thuật và hướng dẫn.

Lý do là miếng bông để thấm dịch tạo nên. Khó thở là một trong các hiện tượng sau nâng mũi không còn quá xa lạ đối với người mới thực hiện quá trình này. Sau phẫu thuật mũi từ 4 -5 tiếng đầu bạn nên thở bằng miệng là tốt nhất.

5.Bông ở vùng lấy sụn tai để bao lâu?

Tuyệt đối tránh nước vùng tai, có thể nằm nghiêng về phía tai không lấy sụn
Bông ở tai sẽ được tháo bỏ sau 5 đến 7 ngày sau khi nâng mũi sụn tai, chỉ khâu ở tai được cắt chỉ cùng với chỉ ở mũi sau 2 tuần, Tại trung tâm sẽ có nhân viên điều dưỡng thực hiện kỹ thuật gội đầu sau phẫu thuật cho bạn. Bạn có thể đăng ký với trung tâm chăm sóc khách hàng để được gội đầu vừa sạch, vừa an toàn, vừa không gây bất tiện cho bạn..

6. Những thức ăn nên tránh

Thức ăn cứng: vì khó nhai, khó tiêu hoá. Người vừa phẫu thuật nâng mũi nếu gặp tình trạng khó tiêu sẽ thấy mệt mỏi và làm ảnh hưởng đến vết thương. Vì vậy, lời khuyên sau nâng mũi cùng với thực đơn sau nâng mũi chỉ nên ăn những thức ăn lỏng dễ hấp thụ, có lợi cho tiêu hóa.
- Thức ăn gây sẹo lồi, gây thâm vết thương: Rau muống, thịt gà, trứng và thịt bò là những thức ăn nên tránh xa sau Nâng mũi. Khi bạn ăn những thực phẩm này sẽ khiến cho vùng da phẫu thuật sẽ có màu trắng hơn xung quanh, làm cho da không đều màu, mất thẩm mỹ. Riêng thịt bò nó sẽ khiến cho vết thương bị tối màu lại, dễ gây sẹo lồi, sẹo thâm.- Thực phẩm gây dị ứng, khiến vết thương lâu lành: hải sản và nếp. Nếp có tính nóng sẽ làm vết thương bị sưng, đọng mủ. Hải sản sẽ khiến vết thương bị ngứa ngáy. Ngoài ra, cần lưu ý đến các thực phẩm như: nhộng tằm, cá biển và các loại hạt.
- Chất kích thích, thực phẩm lên men: không nên ăn những thức ăn nhiều gia vị, chua, cay, nóng vì gây nhiệt miệng và không tốt cho sức khỏe, khiến vết thương đau và khó lành. Những thực phẩm lên men như dưa, giá,…hoặc các nước uống có gas, cà phê,..
- Thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao: thức ăn nhanh, dầu mỡ, bơ, sữa nguyên kem,… không tốt cho hệ tiêu hóa và gây khó tiêu, ảnh hưởng đến việc liền vết mổ.

7.Những vận động nên tránh

Sau nâng mũi cần kiêng những gì để có thể mau lành ? Dưới đây là các hoạt động cần hạn chế để tránh các rủi ro ngoài ý muốn xảy ra
- Không gãi, va chạm mạnh hoặc đè vào mũi vì có thể làm mất dáng gây chảy máu, tụ máu.
- Tránh để nước tiếp xúc với vùng phẫu thuật.
- Không đi xông hơi nóng ít nhất 3 tháng sau phẫu thuật.
- Không vận động mạnh, không tập thể thao và không đeo kính ít nhất 4 tuần.

8.Quan hệ tình dục được không?

Sau phẫu thuật nâng mũi xong, bạ có thể nghỉ dưỡng tại nhà, vận động nhẹ nhàng và vẫn có thể quan hệ được. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo bạn nên hạn chế quan hệ trong thời gian đầu vì có thể vô ý va chạm làm ảnh hưởng đến mũi bị sưng, đau, thậm chí sau nâng mũi bị lệch,…

9.Hút dịch sau phẫu thuật

Trong 3 ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật là 3 ngày có hiện tượng sưng nhiều nhất, có thể dẫn đến bầm tím vùng mắt, sưng vùng trán,…đây là những hiện tượng bình thường. Để giảm thiểu tình trạng này bạn có thể chườm lạnh tại nhà đề giảm thiểu tình trạng sưng, uống đủ thuốc được phát về đã bao gồm thuốc giảm sưng.
Bạn có thể đến trung tâm thăm khám để bác sĩ hút dịch sau nâng mũi

10. Mụn sau phẫu thuật

- Bị nổi mụn sau khi nâng mũi là một trong những tình trạng phổ biến thường gặp sau 1 tuần phẫu thuật. Mũi thường xuất hiện ở vùng mũi, thậm chí hoặc cả gương mặt. Nguyên nhân thường xuất phát từ uống nhiều thuốc, vệ sinh và chế độ dinh dưỡng,…chứ không hề liên quan đến phương pháp hay kỹ thuật nâng mũi
- Đối với tình trạng này, bạn nên xem xét tình trạng mụn của bạn thế nào. Nếu là những vết mụn đầu đen, mụn cám thì bạn không nên để ý quá nhiều, bởi các loại mụn này không gây quá nhiều sự bất tiện cho mũi của mình sau khi nâng.
Nhưng nếu mụn gây đâu nhức, bạn nên kiểm tra mụn trên mũi mình, nếu chưa có nhân bạn có thể sử dụng loại kem trị mụn mà mình thường xuyên sử dụng để chấm vào. Nhưng nhớ là thực hiện nhẹ nhàng cũng như không để kem bị rơi vào vùng mới phẫu thuật xong nhé.
- Còn nếu mụn đã ở mức độ nặng hơn thì tốt nhất bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc có thể thực hiện các cách khác sau thời gian mũi hồi phục các bạn nhé. Thông thường, sau khoảng 1 tháng, sau khi mũi đã ổn định các bạn có thể loại bỏ mụn tại vùng mũi như bình thường mà không sợ ảnh hưởng gì đến sóng mũi đặt bên dưới
Sau khi chiếc mũi ổn định việc nổi mụn ở đầu mũi là rất nguy hiểm có thể dẫn tới bội nhiễm vi khuẩn từ vùng mụn lan vào vùng cấy ghép chất liệu dẫn tới nhiễm trùng do đó cần báo ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ điều trị.

11.Cách tự tháo nẹp sau phẫu thuật

Thời gian đặt nẹp nên kéo dài 5 ngày sau phẫu thuật. Cách tháo nẹp mũi không khó khăn, chỉ đơn giản là tháo lớp băng keo ra khỏi vùng mũi và bỏ miếng nẹp nâng mũi ra là xong. Việc tháo nẹp có thể làm tại nhà.
Nâng mũi mấy ngày tháo nẹp được cũng là câu hỏi được khá nhiều các khách hàng đặt ra. Bạn có thể xem clip tháo nẹp ở phía trên.

12. Tâm lý gặp phải ngày tháo nẹp

100% khách hàng không hài lòng với kết quả phẫu thuật khi mở nẹp ra, đây là hiện tượng tâm lý rất bình thường, một chiếc mũi sẽ mất thời gian ổn định từ 3 - 6 tháng kể từ ngày phẫu thuật.
- Thời gian đầu, nhất là ngày tháo nẹp thì mũi sẽ rất to, thô, cao, đặc biệt là ở vùng trán và gốc mũi do mũi vẫn còn sưng, còn đọng dịch, đầu mũi còn to, thậm chí ngày tháo nẹp thì phần sống mũi sẽ có phần lệch lạc do ảnh hưởng của việc sưng. Đây là tình trạng bình thường, bạn nên chuẩn bị tâm lý cho các tình huống này, bạn không thể kỳ vọng sau khi tháo nẹp nâng mũi sẽ đẹp ngay mà cần thời gian chờ đợi mũi ổn định từ 3 - 6 tháng, thậm chí là 1 năm đôi với những chiếc mũi khó.
- Nhiều trường hợp, sau khi tháo nẹp, nhiều khách hàng cảm thấy stress, không hài lòng và muốn tháo mũi ngay, đây là tâm lý của những khách hàng có tính cầu toàn và chưa hiểu hết về tiến trình hồi phục của chiếc mũi sau khi nâng. Bạn cần nắm rõ những điều này để chuẩn bị kỹ tâm lý cho ngày tháo nẹp.

13.Lệch sau khi tháo nẹp và giải pháp ?

- Thời gian tháo nẹp là từ 5-7 ngày sau phẫu thuật. Vào thời điểm này, vì một lý do nào đó mà vật liệu bên trong xê khiến mũi lệch, đây là hiện tượng bình thường. Trong tường hợp này bạn chỉ cần đến bác sĩ tái khám, tháo nẹp, hút dịch và nẹp cố định trở lại vào đúng vị trí là được vì lúc này chất liệu vẫn chưa dính vào ô, sau 1 tuần mũi sẽ trở lại bình thường.
- Đối với trường hợp phát hiện mũi lệch quá 4 tuần thì bác sĩ sẽ sửa mũi lệch bằng cách gây tê và nắn lại dễ dàng mà không cần phẫu thuật, sau đó đặt nẹp thêm 1 tuần thì kết quả sẽ trở lại bình thường.
Khi sử dụng sống mũi surgiform thì nguy cơ lệch mũi là rất thấp thì đây là loại sụn có khả năng bám chắc vào mô. Còn đối với nâng mũi bằng sụn sườn toàn phần thì nguy cơ này sẽ cao hơn do sụn sườn phải mất từ 4-6 tuần thì mới có thể hoàn toàn dính liền vào mô mũi tạo thành 1 khối.

14.Dị ứng chất liệu sau phẫu thuật

- Tất cả các chất liệu cấy ghép vào cơ thể bạn đều là những chất liệu đạt những tiêu chuẩn khắt khe về y khoa, được bộ y tế Việt Nam cho phép được cấy ghép vào cơ thể người. Tuy nhiên nó vẫn là vật liệu ngoại lai nên vẫn sẽ có nguy cơ gặp những tình trạng như sau nâng mũi bị dị ứng sụn hay đào thải vật liệu với biểu hiện như mũi sưng, chảy dịch,… đây là hiện tượng rất khó kiểm soát và bác sĩ cũng không thể đoán trước được, tỷ lệ này xảy ra rất thấp chỉ 1/1000 ca. - Trong trường hợp này, bạn nên tới gặp bác sĩ để tháo vật liệu cấy ghép và điều trị cho ổn định, sau 3 - 6 tháng sẽ tiến hành phẫu thuật đặt lại bằng chất liệu khác. Nếu đã thay đổi chất liệu mà bạn vẫn gặp phải tình trạng dị ứng thì có nghĩa là cơ thể bạn không thể đáp ứng với bất kỳ một chất liệu cấy ghép ngoại lai nào, lúc này bạn nên lựa chọn thực hiện phương pháp nâng mũi sụn sườn toàn phần để đảm bảo an toàn.
- Bạn nên lưu ý, khi tháo mũi bị dị ứng thì mũi sẽ không thể trở về như nguyên bản, do đó bạn nên phối hợp với bác sĩ để có thể điều trị không làm ảnh hưởng nhiều đến hình dáng của mũi sau khi tháo gỡ.

15.Nhiễm trùng sau phẫu thuật

- Nhiễm trùng sau phẫu thuật là biến chứng đáng lo ngại nhất của cả bác sĩ và khách hàng sau khi tiến hành nâng mũi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể là do ca mổ không đảm bảo, bạn không uống đủ thuốc kháng sinh, bạn không vệ sinh vết thương đúng và định kỳ, bạn có những thói quen như thường xuyên sử dụng tăm bông hoặc ngón tay ngoáy vào mũi,…Tất cả đều sẽ dẫn đến nhiễm trùng.
- Trong trường hợp nâng mũi bị nhiễm trùng thì giải pháp triệt để nhất là phải tháo toàn bộ vật liệu cấy ghép ra khỏi mũi. Khi tháo các vật liệu cấy ghép thì mũi sẽ được đặt một lớp mỡ trung bì để giảm thiểu quá trình co rút cũng như biến dạng mũi, kỹ thuật này có thể giúp giảm đến 90% hiện tượng biến dạng mũi. Sau thời gian từ 3 - 6 tháng nếu lớp mỡ trung bì tạo ra dáng mũi khiến bạn thấy hài lòng thì không cần phẫu thuật lại, còn trong trường hợp bạn muốn mũi cao hơn thì bác sĩ sẽ phẫu thuật tạo lại dáng mũi mới cho bạn.

16.Đỏ đầu mũi sau phẫu thuật

Tình trạng đầu mũi bị đỏ sau phẫu thuật nâng mũi là biến chứng thường gặp đối với các ca nâng mũi, nguyên nhân là do da bị căng quá mức (do đặt sóng) nên không đủ máu nuôi, lúc này, cơ thể bù đắp bằng cách tăng số lượng mạch máu đến nuôi da vùng đó, làm cho da vùng da đầu mũi ửng đỏ lên, ngoài ra do phản ứng viêm ngay tại vùng bị căng cũng góp phần làm cho đầu mũi bị đỏ lên và khi sờ vào có cảm giác đau nhẹ.
– Nếu đầu mũi bị đỏ do chất liệu bọc mũi không tương thích hoặc da đầu mũi mỏng thì bác sĩ có thể độn thêm sụn tự thân để bảo vệ đầu mũi. Sụn tự thân được lấy từ sụn vành tai hoặc sụn vách ngăn có độ tương thích cao, khắc phục tình trạng bóng đỏ sau khi nâng.

17.Phình sụn vùng trụ mũi và giải pháp

- Tình trạng này không hề nguy hiểm nhưng sẽ gây khó chịu về thẩm mỹ và thường bị hiểu lầm là nâng mũi bị sẹo lồi hay sụn tai mọc ra. Đây không phải do lỗi của bác sĩ mà do sụn cánh mũi quá yếu.
- Phương pháp nâng mũi cấu trúc sẽ can thiệp dựng trụ mũi, vừa có tác dụng kéo dài đầu mũi, vừa nâng cao thon đầu mũi và vừa ngăn chặn hiện tượng yếu sụn cánh mũi.
- Trong trường hợp nâng mũi cấu trúc mà vẫn xảy ra hiện tường phình sụn giống một vết sẹo nhỏ bên trong mũi thì bạn vẫn có thể đến để bác sĩ cắt đi phần sụn phình đó. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc, khi cắt đi thì trụ mũi sẽ yếu hơn, nên nếu phần phình sụn nhỏ, mờ, không ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì không nên can thiệp. Còn nếu phần phình sụn ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ thì bác sĩ sẽ cắt và khâu ép lại, thời gian thực hiện tiểu phẫu chỉ mất khoảng 3 phút và bạn cũng không cần nghỉ dưỡng hay bị ảnh hưởng trong sinh hoạt hằng ngày.

18. Sẹo vùng sườn và giải pháp

- Để giảm thiểu sẹo sau khi nâng mũi sụn sườn bạn nên trách nước vào vết thương sau 1 tuần đầu sau phẫu thuật
- Bác sĩ may vết thương lấy sườn hoàn toàn bằng chỉ tự tiêu chìm ở dưới da nên bạn không cần phải cắt chỉ,chỉ này sẽ tiêu từ 4 đến 6 tháng trong giai đoạn đầu có thể bị ngứa cộm cứng vùng sẹo bạn có thể thoa thuốc mềm sẹo Contratubex mua dễ dàng ở hiệu thuốc mặc áo ngực không gọng để tránh tì đề lên vết sẹo trong trường hợp bị sẹo lồi bạn có thể tới để tiêm mờ sẹo từ tháng thứ 6 trở đi

19. Nhọn đầu mũi và giải pháp

Trong trường hợp da đầu mũi mỏng hoặc kéo dài đầu mũi với những trường hợp nâng mũi bị hếch ngắn có thể gặp tình trạng nhọn đầu mũi để khắc phục tình trạng này bạn có thể tới để bác sĩ bấm ngắn phần trụ mũi hoặc đệm thêm lớp megaderm làm dầy da đầu mũi đây là kỹ thuật đơn giản mất 5 phút bạn không cần về nghỉ dưỡng không cần băng nẹp

20. Sẹo lồi ở tai và giải pháp

- Nguyên nhân gây sẹo lồi ở tai sau khi nâng mũi có thể xuất phát từ cơ địa, chế độ ăn uống hoặc cách chăm sóc phần lấy sụn tai sau khi nâng mũi. Do đó, để tránh tình trạng này, bạn nên chú ý đến việc chăm sóc cũng như tránh các loại thức ăn gây sẹo lồi khi nâng mũi, gây thâm vết thương như rau muống, thịt gà, trứng và thịt bò là những thức ăn nên tránh xa sau Nâng mũi. - Khi bạn ăn những thực phẩm này sẽ khiến cho vùng da phẫu thuật sẽ có màu trắng hơn xung quanh, làm cho da không đều màu, mất thẩm mỹ. Riêng thịt bò nó sẽ khiến cho vết thương bị tối màu lại, dễ gây sẹo lồi, sẹo thâm.

21. Tăng sinh mao mạch vùng mặt dẫn tới đỏ da vùng mũi

- Ở một số trường hợp, khi da mặt bạn mỏng, trước phẫu thuật đã xuất hiện những đường gân máu nhỏ, đó là hiện tương tăng sinh mao mạch vùng mặt. Hiện tượng này có thể tăng lên khi bạn thực hiện nâng sống mũi cao hơn mức chịu đựng của da, những tia máu này sẽ khiến mặt của bạn lúc nào cũng có cảm giác mũi bị đỏ sau nâng giống bị viêm khiến bạn lo lắng.
- Để giải quyết tình trạng này, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu và điều trị bằng phương pháp bắn laser để triệt đi những tia máu đó kết hợp thoa thuốc ngoài da để khắc phục tình trạng này.

22. Bao lâu sau nâng mũi được hút mỡ bụng

Sau khoảng thời gian từ 1 - 2 tuần sau khi phẫu thuật nâng mũi thì bạn sẽ có thể thực hiện tiếp dịch vụ hút mỡ, tại trung tâm sẽ có các bác sĩ chuyên sâu về hút mỡ, bạn có thể đăng ký để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phẫu thuật cho bạn.

23.Bao lâu sau nâng mũi được độn cằm

- Tùy theo từng trường hợp mà bạn có thể thực hiện cả 2 phương pháp cùng lúc hoặc thực hiện từng phương pháp
- Nếu ca phẫu thuật mũi phức tạp, thời gian kéo dài vì sẽ gây nguy cơ tiềm ẩn trong lúc phẫu thuật thì bạn không nên sử dụng hai dịch vụ cùng lúc
- Nếu ca phẫu thuật mũi đơn giản thì bạn có thể thực hiện 2 dịch vụ cùng lúc để tranh thủ được đơn thuốc sau nâng mũi và thời gian nghỉ dưỡng

24.Bao lâu sau nâng mũi được nâng ngực

- Sau khoảng thời gian từ 1 - 2 tuần sau khi nâng mũi thì bạn sẽ có thể thực hiện tiếp dịch vụ nâng ngực, tại trung tâm sẽ có các bác sĩ chuyên sâu về nâng ngực, bạn có thể đăng ký để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phẫu thuật nâng mũi cấu trúc cho bạn.