Những nguyên nhân gây ra sẹo lồi khi nâng mũi
Sẹo lồi là một trong những trường hợp có thể gặp sau nâng mũi. Mặc dù sẹo lồi không nguy hiểm như với mục đích nâng mũi để được đẹp của người nâng mũi thì điều này ảnh hưởng nặng nề và cần được khắc phục ngay. Vậy, thực hư nguyên nhân gây sẹo lồi khi nâng mũi là gì? Khắc phục ra sao? Đọc ngay bài viết dưới đây để được giải đáp.
Những nguyên nhân gây ra sẹo lồi khi nâng mũi
Sẹo lồi được hình thành từ sự phát triển một cách quá mức của tổ chức xơ sau khi bị tổn thương da. Sự quá mức của tổ chức xơ này gây mất cân bằng quá trình lành vết thương thông qua đồng hóa cũng như dị hóa. Vì vậy mà những vùng tổn thương này sẽ trồi lên bề mặt da. Và chúng ta gọi đó là sẹo lồi.
Do cơ địa
Không phải ai khi sinh ra cũng có một cơ địa tốt, yếu tố này thuộc về bẩm sinh. Do đó, khi thực hiện bất kỳ những phương pháp phẫu thuật, bạn cần lường trước những rủi ro có thể có và xem trước hướng xử lý khi gặp phải trước khi quyết định thực hiện.
Do kiêng ăn không kỹ
Đối với những trường hợp nâng mũi có phẫu thuật thì việc kiêng cữ rất quan trọng. Bỏi việc phẫu thuật tạo nên những đường rạch cứa vào da gây tổn thương vùng da đó, Vì vậy, cần một khoảng thời gian cho sự phục hồi trở lại của da.
Thông thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn tránh các loại thực phẩm có chứa những chất gây nên sự hình thành sẹo lồi, chẳng hạn như: rau muống, thịt gà, … Đồng thời, bác sĩ sẽ ấn định khoảng thời gian bạn nên kiêng để đảm bảo mũi không xảy ra vấn đề gì.
Có rất nhiều trường hợp biết bản thân phải kiêng gì nhưng vô tình lại quên mất trong các bữa ăn hàng ngày. Do đó, hãy tập thói quen để ý những thực phẩm có trong bữa ăn của bạn.
Chăm sóc không đúng
Bước chăm sóc sau nâng mũi là rất quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả, không xảy ra bất kỳ biến chứng nào. Sau nâng mũi, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà. Cụ thể là phải thường xuyên vệ sinh, tức là lau những vết máu tại vết mổ trong ngày trước khi thực hiện cắt chỉ. Tần suất phù hợp cho việc vệ sinh này dao động từ 4 – 5 lần/ngày.
Kỹ thuật bác sĩ không chuẩn
Không chỉ 3 lý do kể trên gây nên sẹo lồi mà kỹ thuật nâng mũi của bác sĩ cũng là yếu tố quan trọng. Với những bác sĩ tay nghề còn non yếu (chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề) thì khả năng xử lý cũng không được linh hoạt tùy theo tình trạng của người cần nâng mũi. Do đó, cách tốt nhất bạn lựa chọn những cơ sở uy tín để đảm bảo tối thiểu những rủi ro này.
Tình trạng sẹo lồi là thường thấy khi nói đến phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi. Tuy nhiên, bị sẹo lồi không có nghĩa là bạn phải loại trừ nó. Có các kỹ thuật phẫu thuật và phương pháp chăm sóc sẹo có thể giúp giảm thiểu sẹo một cách lâu dài
Chúng bao gồm: băng dán miếng silicone áp dụng trực tiếp lên vùng da xung quanh vết mổ; liệu pháp nén làm phẳng (các) sẹo hình thành một cách cơ học, imiquimod tại chỗ hoặc thuốc tiêm nâng cao – chẳng hạn như bleomycin interferon hoặc 6-fluorouacil.
Với sự trợ giúp của chuyên gia y tế, bạn có thể lấy nó ra một cách an toàn. Hãy nhớ rằng: Đây không phải là một nốt mụn, vì vậy xin đừng tùy tiện nặn nó. Sẹo lồi không phải là mụn trứng cá nên không có gì để nặn ra khỏi vết sưng. Trên thực tế, làm như vậy có thể gây ra nhiễm trùng, tệ hơn nhiều so với một số mô sẹo phát triển quá mức
Trong khi sẹo lồi là một loại mô sẹo, chúng có thể phát triển lớn hơn nhiều so với vết thương. Khi sẹo lồi hình thành, nó có thể phát triển trong vài tháng hoặc thậm chí vài năm, làm lu mờ vết thương ban đầu
Cách xử lý khi bị sẹo lồi sau nâng mũi
Như đã đề cập ở phần trên, có 4 nguyên nhân chính gây nên sẹo lồi. Hướng xử lý bao gồm nhiều cách khác nhau nhưng điểm chung là khá tốn kém về chi phí.
Thông thường, khi mũi vừa mới được bác sĩ cắt chỉ, bạn có thể dùng kem chống sẹo. Đây là cách được đánh giá là nhanh nhất giúp cải thiện tình trạng sẹo lồi. Tuy nhiên, không phải loại kem nào cũng phù hợp làn da của mọi người. Vì vậy, bạn cần lựa chọn loại kem phù hợp cho chính mình.
Phẫu thuật cắt sẹo lồi ở mũi: Đây được xem là phương pháp tối ưu nhất để xử lý sẹo tại mũi. Với phương pháp này, bạn có thể loại bỏ ngay 90% sẹo lồi với 1 lần thực hiện.Tuy nhiên, phương pháp này không thể áp dụng đối với trường hợp sẹo do cơ địa. Đồng thời, tỷ lệ sẹo có thể quay trở lại cũng khá cao.
Sử dụng laser: Với những ưu điểm của Laser như an toàn, có thể phá hủy mạch máu dưới da giúp giảm, mờ sẹo. Tuy nhiên, hiệu quả đến khá chậm nên bạn cần nhiều thời gian cho nhiều lần thực hiện liệu trình để được kết quả tốt nhất.
Những điều cần chú ý tránh bị sẹo lồi sau khi nâng mũi
Để tránh bị sẹo lồi khi nâng mũi, cách tốt nhất là bạn hãy tìm hiểu trước những thông tin lưu ý để tránh những trường hợp gây nên sẹo lồi. Những lưu ý này cũng đã được đề cập trước đó tại mục nguyên nhân gây sẹo lồi. Chẳng hạn như:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng vết thương khi nâng mũi, lau những vết máu tại vết mổ trong ngày trước khi thực hiện cắt chỉ. Tần suất phù hợp cho việc vệ sinh này dao động từ 4 – 5 lần/ngày.
- Trong quá trình sinh hoạt tại nhà, hạn chế việc tiếp xúc vết thương. Trừ những lúc vệ sinh mũi ra thì những thời điểm khác không được đụng chạm gì đến mũi.
- Không nên để mũi mới nâng tiếp xúc với ánh mặt trời, khói bụi, … như thế sẽ khiến mũi có khả năng bị nhiễm trùng.
- Những thực phẩm cần tránh được bác sĩ hướng dẫn sau khi mổ cũng nên được nghiêm túc thực hiện. Như đã đề cập ở phần trên thì đây có thể là rau muống, thịt gà, hải sản, nếp và các sản phẩm từ nếp, …
- Nên bỏ ngay thói quen uống những đồ uống có ga hoặc cồn, … Thay vào đó, bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả giàu vitamin A, C.
Hy vọng những thông tin trên của Topnose đã giúp bạn hiểu hơn về những nguyên nhân gây ra sẹo lồi để tránh trường hợp bản thân gặp phải. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại dưới bình luận để được giải đáp nhé!