Vết khâu nâng mũi đóng vảy và cách xử lý an toàn tại nhà
Nâng mũi là một trong những phương pháp phẫu thuật phổ biến tại nhiều quốc gia. Dù máy móc và trình độ phẫu thuật hiện đại và đảm bảo an toàn, tránh được những rủi ro không đáng có. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp vẫn xuất hiện biến chứng ví dụ như vết khâu nâng mũi đóng vảy. Hiện tượng này do nguyên nhân nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
Nguyên nhân nâng mũi bị đóng vảy
Theo những chuyên gia nghiên cứu trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ, những ca phẫu thuật đều được tiến hành cùng những thiết bị hiện đại, điều kiện an toàn, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Quá trình phục hồi được rút ngắn và những rủi ro cũng được hạn chế.
Dù là vậy, những những tổn thương nhẹ vẫn có thể xuất hiện, thường là những triệu chứng như: ê đau, sưng, chảy dịch và bị đóng vảy. Hiện tượng xuất hiện phổ biến nhất là vết khâu nâng mũi đóng vảy, đôi khi sẽ khiến nhiều bạn lo lắng, không biết nó có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sắc đẹp không.
Vậy nguyên nhân của hiện tượng vết khâu nâng mũi đóng vảy là gì? Dưới đây là một số nguyên do cơ bản nhất mà chúng tôi tìm hiểu được về lĩnh vực phẫu thuật này, bạn có thể tham khảo:
Bác sĩ phẫu thuật thiếu chuyên môn
Vết khâu nâng mũi đóng vảy có thể là do tác động quá sâu, làm những mô da mềm bị tổn thương dẫn đến viêm nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu là do những bác sĩ có kỹ năng còn non yếu vì thời gian làm việc chưa lâu. Dẫn đến những thao tác xâm lấn còn nhiều yếu điểm dẫn đến những rủi ro không đáng có.
Nguy hiểm nhất là buổi phẫu thuật thất bại và mũi của bệnh nhân bị lệch vẹo. Những bác sĩ thiếu chuyên môn thường xuất hiện ở những địa điểm thẩm mỹ “chui” với những chất lượng dịch vụ kém. Kết quả của những buổi phẫu thuật cũng không khả quan, nguy cơ di chứng về sau.
Vì thế, trước khi quyết định nơi nào để phẫu thuật thẩm mỹ, bạn nên tìm hiểu về chất lượng ở đó cùng những feedback của khách hàng trước. Để có được những thông tin khách quan nhất, mang đến kết quả khả quan cho khuôn mặt của bạn.
Do chăm sóc sau khi nâng mũi
Vết khâu nâng mũi đóng vảy sau khi phẫu thuật cũng có khả năng là do việc chăm sóc sau khi nâng mũi chưa tốt. Có những thao tác va chạm đến những mô mềm, dễ tổn thương ở mũi. Ngoài ra, cũng có thể bạn ăn uống không kiêng cữ dẫn đến việc vết mổ bị sưng viêm và chảy dịch nguy hiểm.
Vết khâu nâng mũi chảy máu
Thông thường, sau khi phẫu thuật nâng mũi tầm 1 ngày thì ở mũi có thể bị chảy máu khi thấm bông và thay băng. Nên bạn cũng không cần quá lo lắng về tình trạng này. Nó không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn, chỉ khi vết thương rỉ máu dài ngày mới đáng để tâm.
Việc theo dõi vết rỉ máu ở mũi đó làm điều vô cùng cần thiết, nếu có gì bất thường bạn nên liên lạc với bác sĩ để được tư vấn chi tiết và an toàn hơn. Đặc biệt trong trường hợp vết khâu vẫn rỉ máu, sưng tấy và chảy mổ trong ngày thứ 2 thì bạn nên nhanh chóng liên lạc với bác sĩ phụ trách
Nếu trở nặng thì bạn nên thẳng bệnh viện để được thăm khám kỹ hơn. Vết khâu ở mũi rất quan trọng và dễ dàng nhiễm trùng. Do đó, bạn cũng cần phải chú ý để tránh rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Ngoài ra ta có thể tham khảo các thông tin liên quan, cách giải quyết tình trạng nâng mũi bị bầm mắt tại đây!
Vết khâu nâng mũi có mủ
Ngoài trường hợp vết khâu nâng mũi đóng vảy thì vết khâu xuất hiện mũ cũng khá phổ biến. Vết mủ tiết dịch màu vàng đục kèm mùi tanh. Nếu việc vết khâu tiết mủ thường xuyên thì đây là dấu hiệu của việc bị nhiễm trùng trầm trọng.
Nếu bạn gặp phải những trường hợp mưng mủ sau khi nâng mũi như thế này thì bạn đến khám tại những cơ sở thẩm mỹ uy tín. Những bác sĩ có chuyên môn có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bạn, tránh những trường hợp rủi ro, di chứng về sau.
Đây là những thao tác dễ dàng và an toàn cho vết khâu nâng mũi mà bạn có thể thực hiện khi mũi xuất hiện những triệu chứng trên. Bạn có thể tìm hiểu và áp dụng để hạn chế những tổn thương không đáng có cho mũi của bạn.
- Đầu tiên, tiến hành rút bỏ toàn bộ phần sụn cũ. Phần mà bạn được cấy và ghép.
- Sau đó sát trùng để tránh nhiễm trùng, làm sạch khoang mũi của mình.
Tất nhiên, vẫn phụ thuộc vào tình hình mũi của bạn để có phương án vệ sinh, điều trị tốt nhất. Ví dụ: Đối với việc nâng mũi bọc sụn, thì bạn có thể xử lý vết nhiễm trùng tốt nhất là phương pháp sử dụng sụn tự thân, chiếm khoảng ½ đầu mũi.
Cách này sẽ giúp hạn chế tối đa những rủi ro hậu phẫu, duy trì sự tự nhiên cho mũi của bạn. Đối với những trường hợp phẫu thuật mũi với tạo hình cấu trúc phức tạp, thì phương pháp tốt nhất để hạn chế nhiễm trùng đó là sử dụng trung bì mỡ để thay thế cho sụn.
Hướng dẫn vệ sinh nâng mũi tại nhà
Sau khi phẫu thuật nâng mũi, thường sẽ xuất hiện ở vết khâu có mủ, máu hoặc bị sưng. Đây cũng là những triệu chứng hay xuất hiện sau khi phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên nếu bạn vệ sinh đúng cách thì có thể chấm dứt nó.
Dưới đây là những thao tác giúp bạn vệ sinh vết khâu để tránh nhiễm trùng và chấm dứt nó. Bạn có thể tham khảo thêm:
- Sử dụng một miếng gạc nhỏ để đặt dưới mũ nhằm mục đích thấm bớt dịch mũi.
- Thay đổi gạc thường xuyên (1-2 lần/ngày) và không nên chạm tay vào vết khâu nâng mũi đóng vảy.
- Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh khoang mũi, làm sạch những vết thương trong niêm mạc mũi. Trước đó, bạn cũng phải vệ sinh tay để tránh những vi khuẩn gây nhiễm trùng.
- Không nên sử dụng những loại thuốc xịt mũi khác tránh những kích ứng không đáng có.
Trên đây là những nguyên nhân của việc vết khâu nâng mũi đóng vảy cùng những thông tin liên quan. Hy vọng bạn có thể hiểu hơn và vận dụng để tránh những trường hợp như trên.
Cách chăm sóc mũi sau khi nâng để hạn chế các biến chứng sau nâng mũi