Nâng mũi bị viêm phải làm sao? Dấu hiệu, cách khắc phục thế nào?
Nâng mũi hay sửa mũi là một thủ thuật phẫu thuật phổ biến để tái tạo lại mũi. Nâng mũi thường được dùng nhằm mục đích tạo ra đường nét sống mũi phù hợp với khuôn mặt hơn, để cải thiện hơi thở hay sửa chữa các chấn thương hoặc khuyết tật.
Tuy nhiên, như tất cả các phẫu thuật khác, sau các phẫu thuật nâng mũi vẫn có thể gặp phải các nguy cơ sưng tấy và viêm nhiễm. Với việc chú ý chăm sóc hậu phẫu đúng cách theo quy trình, có thể giúp bạn giảm sưng tấy, hạn chế khả năng viêm nhiễm và biết được những dấu hiệu nâng mũi bị viêm. Điều này không chỉ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn mà còn giúp bạn có thể nhìn thấy kết quả phẫu thuật sớm hơn. Vậy nâng mũi bị viêm phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này trong bài viết này nhé.
Dấu hiệu nâng mũi bị viêm
Sau phẫu thuật, chúng ta dễ dàng gặp phải dấu hiệu nâng mũi bị viêm như sưng tấy, hơi đau. Đây là hiện tượng thường gặp sau thẩm mỹ do quá trình thích nghi của mũi. Tuy nhiên, tình trạng này thường chỉ kéo dài 2 – 7 ngày, nếu lâu hơn hoặc có chảy thêm các dịch lạ như máu, mủ, có mùi, hãy sớm liên hệ với bác sĩ để kiểm tra lại tình trạng khó chịu này và vì có thể mũi đang gặp phải tình trạng viêm sau nâng.
Dấu hiệu 1: Bị sốt nhẹ
Khi bị nhiễm trùng thì hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể sẽ hoạt động mạnh để có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây hại xâm nhập vào bên trong cơ thể, gây sốt nhẹ.
Dấu hiệu 2: Dấu hiệu bị tụ sau nâng mũi, mũi bị chảy máu, tiết dịch
Mũi bị tiết nhiều dịch hay chảy ra máu cũng là một dấu hiệu bị nhiễm trùng sau khi nâng mũi mà bạn cần phải hết sức cảnh giác.
Dấu hiệu 3: Mũi hoặc đầu mũi bị sưng to, đau nhức kéo dài
Thường thì việc đau nhức hay phẫu thuật nâng mũi bao lâu hết sưng thì thường sẽ thuyên giảm và hết sau khoảng 2 tuần nâng mũi.
Tuy nhiên nếu đã bị nhiễm trùng, hiện tượng sưng đau sẽ không những giảm mà còn bị nặng hơn và kéo dài.
Dấu hiệu 4: Mũi bị biến dạng,lệch vẹo, tụt hoặc rút sóng
Mũi bị lệch xiên vẹo sau nâng có thể là do sụn nâng mũi có chất lượng thấp, không thích ứng với cơ thể nên đã gây ra kích ứng, bị đào thải tạo điều kiện để các vi khuẩn xâm nhập vào gây nhiễm trùng mũi.
Nguyên nhân khiến nâng mũi bị viêm
Bác sĩ tay nghề kém
Dù không phải là phẫu thuật quá phức tạp, tay nghề của bác sĩ vẫn đóng vai trò (lên đến 70% độ thành công của ca nâng mũi) rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả của nâng mũi thẩm mỹ. Nếu bác sĩ chưa có nhiều kinh nghiệm hay tay nghề còn yếu kém, có thể gây ra các sự cố như trong quá trình bóc tách sụn mũi chưa chuyên nghiệp hay quá sâu, dẫn đến gây rách, tổn thương mô mũi, dẫn đến chảy máu,tụ máu bên trong hoặc có thể là nâng mũi bị viêm vết khâu…
Đặc biệt, hiện tượng tụ máu cần được phát hiện và xử lí sớm để tránh các biến chứng như gây nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc thay đổi vị trí sụn độn do tác động của tụ máu. Ngoài ra, tay nghề bác sĩ kém có thể gây ra các sai sót trong quá trình khử trùng, khiến cho xác suất nhiễm trùng tăng lên, đặc biệt là ở vùng tiền đình và lối vào khoang mũi.
Hơn nữa, các rào cản tự nhiên bảo vệ mũi như lớp màng nhầy cũng có thể bị xâm nhập, tạo ra các tác động nguy cơ cho vùng mũi. Đặc biệt, đôi khi bác sĩ ít kinh nghiệm sẽ khiến ca phẫu thuật bị kéo dài hơn mức cần thiết do khả năng xử lí chưa tốt, dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng mũi sau khi thực hiện phẫu thuật.
Chất liệu sụn không đảm bảo
Chất liệu nâng mũi không chỉ quyết định độ thẩm mỹ của mũi sau khi nâng, như đường nét của sống mũi, độ tự nhiên v.v…. Mà sụn nâng còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không đảm bảo về chất lượng hoặc không tương thích với người nâng.
Ngoài nguy cơ gây lộ sống mũi, rách đầu mũi hay lệch vị trí nâng mũi, sụn mũi không đảm bảo chất lượng còn gây sưng tấy, viêm đau, thậm chí là nhiễm trùng và hoại tử vết nâng nếu không được xử lí kịp thời. Việc chọn đơn vị nâng mũi uy tín cũng sẽ giúp bạn tránh khả năng nâng mũi bị viêm khi gặp phải sụn mũi không đạt chất lượng.
Độ uy tín, đảm bảo của đơn vị thực hiện
Tương tự như mọi loại phẫu thuật hay các thủ thuật can thiệp dao kéo vào cơ thể khác, phẫu thuật nâng mũi cũng yêu cầu rất cao về độ vô trùng và chất lượng của trang thiết bị. Vi khuẩn có thể bám vào bất kì đâu và thiết bị nào được đưa vào không gian phòng phẫu thuật đều có thể gây ra những nhiễm trùng và biến chứng.
Thêm vào đó, nguồn gốc và chất lượng sát khuẩn của các thiết bị phẫu thuật cũng quyết định mức độ an toàn cho ca nâng mũi. Các thiết bị phẫu thuật phải được khử trùng liên tục, còn sụn mũi phải được ngâm vào dung dịch chuyên dụng trong suốt quá trình phẫu thuật, trước và sau khi đưa vào mũi. Bất kì thiết bị hay nguyên liệu nào được sử dụng trong ca phẫu thuật mà không đảm bảo về độ vô trùng đều có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho ca phẫu thuật.
Tham khảo thêm việc nâng mũi bao lâu thì gom lại hay nâng mũi bao lâu thì đẹp tự nhiên để tiện trong việc theo dõi quá trình phục hồi sau nâng mũi nhé.
Tại các đơn vị chuyên nghiệp, quy trình phẫu thuật sẽ được thiết kế nghiêm ngặt để đảm bảo quá trình thực hiện diễn ra trơn tru nhất, tránh các sai sót hay hành động thừa, đảm bảo chất lượng vô trùng và hiệu quả nâng mũi cao nhất.
Chế độ chăm sóc mũi sau nâng phù hợp
Bên cạnh các yếu tố khách quan kể trên, chế độ chăm sóc mũi sau nâng chưa phù hợp cũng có thể là yếu tố khiến bạn thấy được dấu hiệu nâng mũi bị viêm. Sau khi nâng mũi, bạn cần đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ về chăm sóc mũi sau nâng, vì ở giai đoạn này mũi rất dễ bị tổn thương trước các tác động từ bên trong và bên ngoài cơ thể.
Tìm hiểu ngay: Giải đáp thắc mắc Phẫu thuật nâng mũi bao lâu hết sưng?
Nâng mũi bị viêm phải làm sao? Khắc phục ở đâu?
Ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu bất thường sau phẫu thuật nâng mũi như nóng, sốt, sưng tấy kéo dài hay chảy máu bất thường, các loại dịch và mủ, hãy liên hệ ngay đến bác sĩ theo dõi của bạn để được thăm khám kịp thời. Tùy theo tình trạng viêm nhiễm, bạn có thể sẽ được cho thuốc uống như kháng sinh hoặc được bác sĩ hỗ trợ thực hiện vệ sinh mũi. Sau khi được bác sĩ hỗ trợ, bạn cũng nên lưu ý hơn về chế độ ăn và các hình thức chăm sóc hậu phẫu để tình trạng sưng viêm sau khi nâng mũi nhanh chóng biến mất nhé!
Nếu tình trạng viêm nhẹ, có những dấu hiệu nâng mũi bị viêm ban đầu bạn hoàn toàn có thể khắc phục nhanh chóng dưới hướng dẫn của bác sĩ mà không để lại nhiều biến chứng sau đó. Tuy nhiên, nếu tình trạng nâng mũi bị viêm nặng, cần thực hiện các tiểu phẫu khắc phục, hãy cân nhắc về nơi thực hiện thủ thuật cho bạn. Nếu nguyên nhân gây viêm là do tay nghề bác sĩ hoặc đơn vị thực hiện, hãy cân nhắc việc thay đổi nơi khắc phục nâng mũi bị viêm.
Tại Topnose, tất cả các ca thực hiện nâng mũi đều sẽ được theo dõi chặt chẽ để hạn chế tối đa tình trạng nâng mũi bị viêm, nhiễm và các biến chứng khác. Qua đó hy vọng bài viết về nâng mũi bị viêm phải làm sao sẽ hữu ích đến bạn.