Nâng mũi bị mưng mủ do đâu? Cách khắc phục hiệu quả nhất
Sau quá trình phẫu thuật nâng mũi, hầu hết người được phẫu thuật đều gặp phải tình trạng sưng đau, bầm tím cũng như có dịch chảy ra. Tuy nhiên, tình trạng nâng mũi bị mưng mủ là điều mà nhiều người lo lắng nhất. Vậy nguyên nhân, cách xử lý như thế nào? Cùng TopNose tìm hiểu chi tiết qua thông tin hữu ích trong bài viết sau đây.
Nguyên nhân nâng mũi bị mưng mủ
Nguyên nhân đầu tiên khiến khách hàng mắc phải tình trạng nâng mũi bị mưng mủ chính là tay nghề của bác sĩ quá yếu kém, tác động quá mạnh hoặc quá sâu lên mũi làm tổn thương các mô tế bào liên quan.
- Địa chỉ thẩm mỹ không uy tín, thiếu chuyên nghiệp cùng cơ sở vật chất thiếu chuyên nghiệp cũng là nguyên nhân khiến mũi của bạn bị mưng mủ sau nâng mũi. Bởi vì các vấn đề này sẽ dẫn đến việc vi khuẩn, vi trùng có điều kiện tốt để xâm nhập vào vết thương.
- Vật liệu nâng mũi chất lượng kém, không thích hợp với cơ địa của bệnh nhân sẽ dẫn đến phản ứng đào thải trong cơ thể. Điều này khiến cho vết thương bị sưng phù và sau đó thì mưng mủ.
- Việc chăm sóc không đúng cách sau khi nâng mũi cũng là yếu tố quan trọng khiến cho vi khuẩn xâm nhập mạnh vào vết thương từ đó khiến cho khách hàng gặp phải tình trạng nâng mũi bị mưng mủ
- Chế độ ăn uống cũng là nguyên nhân khiến cho việc nâng mũi bị mưng mủ. Các loại thực phẩm như: Đồ nếp, hải sản, rau muống, thịt bò,… sẽ làm gián đoạn việc tái tạo vết thương vì thể sẽ gây ra hiện tượng mưng mủ.
Nâng mũi bị mưng mủ có nguy hiểm không ?
Nâng mũi bị mưng mủ không chỉ khiến cho người nâng mũi bị đau đớn, khó chịu mà nó còn ảnh hưởng lớn đến việc hồi phục vết thương và sức khỏe của cơ thể. Nhiều trường hợp nặng hơn còn khiến mũi của bạn bị nhiễm trùng nặng và dễ bị hoại tử.
Tham khảo ngay các dấu hiệu nâng mũi bị hoại tử để phòng ngừa và khắc phục ngay
Chính vì thế, khi phát hiện dấu hiệu mưng mủ, bạn nên quay lại cơ sở thẩm mỹ để được thăm khám và tư vấn cụ thể. Nếu trường hợp của bạn là nhẹ, bạn sẽ được bác sĩ kê kháng sinh, tiêu viêm để uống và theo dõi thêm. Còn nếu gặp trường hợp nặng, bạn sẽ được bác sĩ xử lý bằng phương pháp thích hợp, có thể là tháo sụn cũ và thay thế sụn mới phù hợp hơn.
Nâng mũi bị mưng mủ xử lý như thế nào
Việc đầu tiên khi nâng mũi bị mưng mủ chính là không được tự ý điều trị chẳng hạn như: Thoa thuốc hay uống thuốc không có chỉ định của bác sĩ cũng như xoa nắn sống mũi nhiều lần.
Bạn cần có phương pháp bảo vệ mũi một cách tối đa, tránh xa các tác nhân gây hại như: Tiếp xúc với nước, đụng chạm mũi thường xuyên, ăn uống các loại thực phẩm không có lợi cho vết thương sau phẫu thuật.
Bạn phải lập tức đến ngay địa chỉ thẩm mỹ uy tín để bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán để tùy vào mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp khắc phục tốt nhất dành cho bạn.
Đặc biệt đối với các tình trạng nâng mũi bị mưng mủ thì bạn sẽ phải tiến hành thực hiện nâng mũi lại và thời gian thích hợp là từ 3-6 tháng sau khi tình trạng mưng mủ đã lành hẳn.
Bạn có thể thấy hiện tượng mưng mủ sau khi phẫu thuật nâng mũi là tình trạng khá nguy hiểm vì thế nếu gặp phải tình trạng này thì nên gấp rút đến bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời và hiệu quả.
Một số lưu ý để tránh tình trạng nâng mũi bị mưng mủ
Theo những thông tin trên, bạn có thể thấy rằng tình trạng nâng mũi bị mưng mủ xảy ra do lối sống cũng như các tiền sử bệnh mà bạn đã mắc trước đó. Do đó khi bạn muốn sử dụng phương pháp phẫu thuật nâng mũi thì phải trao đổi nhiều với bác sĩ để có thêm nhiều thông tin hữu ích để giảm thiểu rủi ro này.
Ngoài tình trạng nâng mũi bị mưng mủ, các tình trạng như nâng mũi bị nhức đầu, nâng mũi bị tụt sụn, nâng mũi bị rỉ dịch cũng là những biểu hiện không tốt trong quá quá trình hồi phục mũi.
Sau đây là những lời khuyên tốt nhất để bạn hạn chế được tình trạng nâng mũi bị mưng mủ để có một dáng mũi đẹp mà không ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt trong cuộc sống của mình.
- Chọn cơ sở có uy tín, có giấy phép hoạt động kinh doanh được bộ y tế chứng nhận
- Cơ sở sở hữu các trang thiết bị hiện đại, quy trình làm việc chuyên nghiệp
- Bác sĩ có chuyên môn cao, tay nghề vững vàng cũng như nắm vững các chức vụ tại các nhóm hội thẩm mỹ lớn.
- Tham khảo ý kiến bạn bè người thân hoặc các phương tiện truyền thông.
- Đến tận nơi để được thăm khám, tư vấn chi tiết trước khi quyết định sử dụng dịch vụ.
- Trong suốt quá trình nâng mũi và phục hồi sau phẫu thuật, bạn cần phải nghe rõ tư vấn của bác sĩ cũng như thực hiện theo đúng hướng dẫn và thăm khám đúng định kỳ.
Với toàn bộ thông tin trên hy vọng bạn có thể hiểu rõ về tình trạng nâng mũi bị mưng mủ và có kinh nghiệm cho bản thân để tránh gặp phải tình trạng này. Để có được dáng mũi như ý mà không lo gặp phải biến chứng nguy hiểm hãy liên hệ với TopNose để được tư vấn chi tiết ngay hôm nay nhé!