Nâng mũi bị tụt sụn do đâu? Cách khắc phục như thế nào?
Nâng mũi bị tụt sụn là một trong những biến chứng thường gặp sau nâng mũi. Do nhiều ảnh hưởng đến tình trạng này mà nguyên nhân chính là do chọn nhầm cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng. Vậy nếu không may gặp phải tình trạng này thì phải khắc phục như thế nào? Để tìm được câu trả lời về nâng mũi bị tụt sụn, mời bạn tham khảo bài viết chia sẻ dưới đây.
Nguyên nhân nâng mũi bị tụt sụn
Nhiều trường hợp sau khi nâng mũi có dấu hiệu tụt sụn. Chiếc mũi sau một thời gian nâng mũi xong bị thấp, nâng sống mũi thấp thậm chí còn bóng đỏ, đau rát, da mũi mỏng lộ sụn nâng bên trong, trông mũi giả và cứng. Nếu để tình trạng này quá lâu, mũi sẽ bị biến dạng, sống mũi và đầu mũi lệch hẳn sang một bên gây cảm giác khó chịu.
Bác sĩ kém chuyên môn
Khi thực hiện nâng mũi, bác sĩ thẩm mỹ sẽ tiến hành cắt mở khoang mũi. Tạo khoang trống để đưa chất liệu sụn đã được cấy ghép vào. Nếu tay nghề bác sĩ kém sẽ dễ gây ra hiện tượng tạo khoang mũi sai lệch khiến sụn đưa vào không được cố định ở vị trí mong muốn. Bên cạnh việc gây ra biến chứng lệch sống mũi, đây còn là nguyên nhân khiến sụn bị xuống cấp sau một thời gian nâng mũi.
Sụn nâng mũi không phù hợp
Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng tụt sụn sau nâng mũi là do lựa chọn chất liệu sụn không phù hợp. Sử dụng sụn không phù hợp để đặt nâng mũi sẽ khiến da mũi bị kéo căng quá mức. Theo thời gian, lớp da này sẽ bị bào mòn dẫn đến tụt sụn, lộ sụn, thậm chí có thể gây thủng đầu mũi.
Việc lựa chọn loại sụn không phù hợp với cơ thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ, tỷ lệ biến chứng rất cao. Sụn sau khi đưa vào cơ thể sẽ bị cơ thể đào thải gây dị ứng, bóng đỏ đầu mũi, vẹo sống mũi, tụt sụn, lộ sụn, thủng đầu mũi.
Dấu hiệu nâng mũi bị tụt sụn
Tụt sụn là tình trạng sụn được đưa vào khi phẫu thuật thẩm mỹ không còn nằm cao như ban đầu. Mà có dấu hiệu tụt dần xuống ở đầu mũi. Điều này làm biến dạng và kéo dài đầu mũi. Một số dấu hiệu tụt sụn sau nâng mũi có thể kể đến như:
- Nhiều người chỉ đột nhiên cảm thấy đầu mũi dài và nhọn, không có dấu hiệu gì khác.
- Tuy nhiên, cũng có một số người cảm thấy vùng da đầu mũi bị căng, có cảm giác khó chịu ở đầu mũi.
- Một số trường hợp khác, có thể nhìn thấy rõ mảng mụn trắng qua vùng da ở đầu mũi. Thậm chí, bạn có thể sờ và cảm thấy phần sụn bị lộ ra ngoài, đầu mũi bị lệch và sống mũi cũng dần bị hạ thấp.
- Thông thường tụt sụn là giai đoạn sau của tình trạng bị bầm tím sau khi nâng mũi, mũi mỏng dần, bóng đỏ ở đầu mũi. Và cũng được coi là giai đoạn trước của tình trạng lồi sụn mũi khi phần sụn mũi bị lộ hoàn toàn và làm thủng đầu mũi. Tình trạng này nếu không được thăm khám và can thiệp kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn rất nhiều.
Nâng mũi bị tụt sụn có nguy hiểm ?
Theo các chuyên gia nâng mũi, hầu hết những người đã thực hiện nâng mũi bằng sụn nhân tạo đa phần là những người đã có kinh nghiệm nâng mũi. Mũi sau nâng bị tụt sóng không biết nâng mũi bao lâu hết sưng khiến nhiều người tự ti khi giao tiếp với mọi người.
Nguy hiểm hơn nếu để quá lâu, sống mũi sẽ bị tụt xuống gây đau nhức, sưng tấy thậm chí là hoại tử mũi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Với những vấn đề này, cách tốt nhất là bạn nên đến ngay địa chỉ nâng mũi uy tín để tháo sụn nâng và tiến hành nâng mũi cho chỉnh sửa lại.
Cách khắc phục nâng mũi bị tụt sụn như thế nào ?
Để khắc phục, xử lý khi mũi bị tụt sụn sau nâng là một quá trình phức tạp, mất nhiều thời gian. Những bệnh nhân gặp phải những vấn đề này ngoài cơ thể bị biến dạng, khó coi còn bị viêm nhiễm, da mỏng, đau, mẩn đỏ. Do đó, quá trình khắc phục sẽ được tập trung vào việc tiêu viêm, phục hồi các mô da bị tổn thương và tái tạo dáng mũi như mong muốn.
Để thực hiện, các bác sĩ sẽ sử dụng các kỹ thuật khác nhau tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người. Nhìn chung, hầu hết các trường hợp mất sụn nâng mũi đều phải tháo sụn cũ để thay sụn mới. Toàn bộ quy trình nâng mũi cần thao tác phức tạp, đòi hỏi bác sĩ thẩm mỹ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm mới có thể xử lý an toàn.
Tham khảo những cách vệ sinh mũi sau khi nâng để quá trình hậu nâng mũi trở nên nhẹ nhàng và tránh được những tình huống xấu.
Cần lựa chọn những địa chỉ thẩm mỹ uy tín, chất lượng để được đội ngũ bác sĩ tin cậy thực hiện các liệu trình chỉnh sửa trên. Một số phương pháp phổ biến có thể được sử dụng để giải quyết tình huống trên như sau:
- Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra mức độ mất sụn và đưa ra giải pháp phù hợp.
- Sau đó, bạn sẽ được làm sạch khoang mũi, gây tê, sát trùng.
- Tiến hành rạch một đường để thu gọn cánh mũi, bóc tách sụn cũ, bóc tách và giải phóng toàn bộ mô xơ bao quanh vùng cấy ghép.
- May các vết rạch lại như ban đầu.
- Tiếp theo, bác sĩ sẽ cho bạn điều trị bằng thuốc kháng sinh để điều trị dứt điểm vấn đề viêm nhiễm.
- Cuối cùng, bạn sẽ được đưa vào phòng nghỉ dưỡng để nghe bác sĩ tư vấn cách chăm sóc và bảo vệ đường mũi và hẹn lịch tái khám định kỳ.
Nâng mũi bị tụt sụn là một trong những biến chứng thường xảy ra khi nâng mũi tại cơ sở không uy tín. Vì vậy, bạn nên cẩn trọng trong việc lựa chọn địa điểm làm đẹp cho mình nhé. Hi vọng bài viết này thực sự hữu ích với bạn. Chúc các bạn may mắn luôn xinh đẹp!