Nâng mũi bị nhiễm trùng có những biểu hiện nguy hiểm nào?
Không ai muốn nâng mũi bị nhiễm trùng, nhưng phải thẳn thắn nhìn vào sự thật khi vẫn có một tỷ lệ rất nhỏ người gặp phải một trong những biến chứng sau nâng mũi này. Thật may mắn vì nhận diện và khắc phục nâng mũi bị nhiễm trùng khá dễ dàng và đơn giản.
Biểu hiện nâng mũi bị nhiễm trùng
Mũi bị nhiễm trùng sau nâng có thể do sụn nâng mũi có chất lượng thấp, không thích ứng với cơ thể nên gây ra kích ứng, đào thải tạo điều kiện để các vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng mũi.
- Biểu hiện 1: Sốt
Cơ chế miễn dịch tự nhiên của cơ thể sẽ luôn tạo ra sức nóng để tiêu diệt vi khuẩn, vi rút. Quá trình này dẫn đến tình trạng bạn bị sốt, vì thế nếu trong quá trình hồi phục bị sốt, hãy tái khám với bác sĩ ngay.
- Biểu hiện 2: Dịch nhiều, có thể kèm máu
Ứ dịch sau nâng mũi hay chảy máu cũng có thể là biểu hiện nhiễm trùng sau khi nâng mũi mà bạn cần để ý tới. Chạy dịch vài ngày đầu là bình thường nhưng nếu kéo dài, không giảm bớt theo thời gian thì khả năng cao chiếc mũi đã bị nhiễm trùng và cần có biện pháp xử lý kịp thời để tránh diễn biến xấu.
- Biểu hiện 3: Mũi sưng hoài không giảm
Sưng bầm thông thường nặng nhất trong tuần đầu, tuần thứ 2 nhiều người chỉ còn sưng 1 chút. Nếu hiện tượng sưng đau không giảm mà còn nặng hơn, kéo dài hơn thì nhiều khả năng bị nhiễm trùng.
- Biểu hiện 4: Một số biến dạng mũi khác
Nâng mũi bị lệch, vẹo, thủng da đầu mũi, hếch ngắn, co rút đầu mũi…những điều khác thường bạn nhận thấy ở mũi đều nên đến bác sĩ để được kiểm tra chi tiết.
Biến dạng mũi có thể do cấu trúc nâng mũi bên trong đã có vấn đề, để lâu dài dễ nhiễm trùng hoặc nặng hơn. Hãy đến bác sĩ để được kiểm tra bạn nhé!
Nguyên nhân dẫn đến nâng mũi bị nhiễm trùng
Tỷ lệ bị nhiễm trùng sau khi phẫu thuật nâng mũi là rất hiếm gặp. Tuy vậy, nếu có thì sẽ từ các nguyên nhân sau đây:
- Chất lượng phòng mổ không đảm bảo: Tưởng khó gặp phải nguyên nhân này nhưng thực tế lại rất nhiều cơ sở như vậy. Các spa nhỏ làm chui không có bác sĩ chuyên môn nhưng vẫn cử nhau đi học làm “bác sĩ”, rồi mặc sức quảng cáo dịch vụ.
- Một cơ sở theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y Tế thì phải có điều kiện phòng mổ vô trùng, hiện đại.
- Bác sĩ có kinh nghiệm và giấy phép hành nghề cụ thể: Kinh nghiệm là yếu tố rất quan trọng trong ngành thẩm mỹ này. Hãy quan sát những ca làm đẹp mũi trước đó của bác sĩ bạn chọn để xem. Nếu thao tác phẫu thuật không khéo léo sẽ gây tổn thương nhiều, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao.
- Quá trình chăm sóc tại nhà của khách hàng chưa tốt: Một số người không tuân theo các chỉ định của bác sĩ như tự dừng thuốc khi thấy mũi tiến triển, để va đập mạnh, nằm sấp khi ngủ…cũng dẫn tới nhiễm trùng.
- Cơ địa dị ứng với kháng sinh: Vấn đề này khá bất lợi cho khách hàng, không chỉ khi nâng mũi mà trong tất cả bệnh lý đều thường vẫn phải dùng kháng sinh.
- Chất liệu sụn không rõ nguồn gốc: Những loại sụn cao cấp sẽ có tên tuổi và cung cấp vỏ bao cho bạn sau khi nâng xong. Sụn cao cấp thường được nhập khẩu và có Bộ Y Tế thông qua do tương thích cao với cơ thể, giảm thiểu tỷ lệ gây nhiễm trùng. Nên tìm một cơ sở thẩm mỹ chất lượng để được dùng sụn tốt bạn nhé!
Một số hiện tượng cần chú ý sau nâng mũi khác:
- Nâng mũi bị hoại tử và các hậu quả nghiêm trọng
- Nâng mũi bị dị ứng sụn cần làm gì ngay
- Nâng mũi bị sẹo lồi cần chú ý những gì ?
- Nâng mũi bị mụn và cách khắc phục ra làm sao ?
- Nâng mũi bị đỏ đầu mũi và cách khắc phục thế nào?
- Nâng mũi bị bao xơ phải làm sao để phòng ngừa
Nâng mũi bị nhiễm trùng phải làm sao ?
Sau phẫu thuật là giai đoạn khá nhạy cảm, nhiễm trùng sau nâng mũi cũng là vấn đề mà khá nhiều người đau đầu. Vậy nâng mũi bị nhiễm trùng phải làm sao? Nếu có một trong những vấn đề trên, hãy tới ngay Viện nâng mũi Topnose để được thăm khám và tư vấn giải pháp. Hướng điều trị sẽ rất khác nhau giữa từng người:
- Tình trạng mũi chỉ bị viêm nhẹ, có thể xử lý bằng cách vệ sinh, uống thêm thuốc kháng sinh để tiêu viêm, giảm sưng.
- Với tình trạng nhiễm trùng, mưng mủ nặng thì buộc phải tháo chất liệu cũ, bơm rửa vệ sinh sạch sẽ khoang mũi. Kết hợp uống thuốc giảm viêm sưng. Sau khi ổn định mới nâng lại. Cần để mũi nghỉ ngơi trong vòng 3 đến 6 tháng.
- Nếu chỉ tụ máu sưng to có thể hút dịch thừa kết hợp chiếu đèn giảm sưng là ổn.
Bác sĩ sẽ không vội vàng chỉ định tháo sụn nhân tạo, đôi khi nhầm lẫn tình trạng có thể dẫn tới tháo mũi sai lầm, làm khách hàng tốn chi phí và tổn hại tinh thần. Xét toàn diện, đưa chỉ định hỗ trợ trước, bước cuối cùng mới là tháo sụn.
Còn ở những trường hợp nhiễm trùng nặng với các dấu hiệu như chảy dịch mũ, mô da sưng tấy, bác sĩ sẽ yêu cầu tháo bỏ vật liệu độn ngay để tránh nguy hiểm. Bác sĩ có thể nâng mũi bằng mỡ tự thân để giữ độ cao sống mũi, hạn chế tình trạng co rút sau khi tháo vật liệu nâng mũi. Sau khoảng 6 tháng đến 1 năm nếu không còn ưng chiều cao của trung bì mỡ, bạn có thể tiến hành nâng lại.
Cách giảm thiểu và tránh nhiễm trùng sau nâng mũi
Nhiễm trùng sau nâng mũi là một vấn đề nghiêm trọng nhưng bạn hoàn toàn có thể tránh được. Do đó, bạn cần đảm bảo sát trùng kỹ các vùng cần phẫu thuật bao gồm vùng tiền đình mũi và khoang mũi. Chú ý nên sử dụng các kỹ thuật không gây chấn thương để tránh làm rách niêm mạc mũi, làm tổn thương mô mũi gây ra chảy máu và nhiễm trùng. Nên rút ngắn lại thời gian phẫu thuật để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. Vật liệu độn thì bắt buộc phải được ngâm ngập trong dung dịch sát trùng trước và sau bất kỳ một thao tác nào.
Ngoài ra bác sĩ cần đảm bảo điều trị bằng kháng sinh dự phòng trước và sau khi phẫu thuật, trong hết quá trình phẫu thuật thì phải tưới khoang chứa bằng kháng sinh. Bác sĩ cũng cần lưu ý đựng riêng hết các dụng cụ được sử dụng trong khoang mũi với dụng cụ được sử dụng trong khoang bóc tách thì đặt vật liệu độn trong điều kiện vô trùng tuyệt đối. Khoang chứa cần nên bóc tách ở vị trí dưới màng xương, bởi vì lớp màng này đóng vai trò là hàng rào tự nhiên giúp bảo vệ vật liệu độn tránh nhiễm trùng.
Trên đây là một số thông tin về nâng mũi bị nhiễm trùng mà TopNose cung cấp tới bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích.