Tháo mũi sau khi nâng có nguy hiểm hay không ?
Ai khi nâng mũi cũng mong có được diện mạo như ý. Tuy nhiên, vì biến chứng nào đó, buộc phải gỡ bỏ mũi. Một số kinh nghiệm tháo mũi sau khi nâng cùng kiến thức cần biết trong trường hợp tháo mũi dưới đây có thể sẽ giúp bạn có thêm tự tin thực hiện.
Kinh nghiệm tháo mũi sau khi nâng
Hình dạng mũi sau tháo sụn tùy thuộc vào mức độ can thiệp trước đó
- Nếu chỉ nâng sống hoặc bọc sụn nhẹ nhàng thì sau khi tháo ra sẽ trả lại hiện trạng mũi như trước khi nâng.
- Tuy nhiên với những trường hợp can thiệp toàn diện và có những thao tác cắt, xử lý như mũi quá to bè, mài dũa phần gồ, cắt cánh…thì khi tháo sụn sẽ không thể lấy lại y nguyên như cũ vì đã bị thiếu hụt da thịt.
Trường hợp cần tháo sụn sau khi nâng mũi
- Nâng mũi bị lệch, vẹo: việc đặt sống sai vị trí làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ và sự tự tin khá nhiều. Hoặc một số trường hợp muốn đổi phong cách nâng mũi thì tháo sụn cũ, đặt sụn mới là điều cần làm.
- Xuất hiện biến chứng sau nâng mũi (viêm nhiễm, lộ sóng, nâng mũi bị bóng đỏ, dị ứng chất liệu độn, thủng da đầu mũi,…).
- Đầu mũi bị co rút sau một thời gian cũng là dấu hiệu cần sớm nâng mới.
Những trường hợp trên cần được trao đổi phương pháp tháo sụn càng sớm càng tốt. Đó là kinh nghiệm tháo mũi sau khi nâng bạn cần biết. Bởi nếu như càng kéo dài, tình trạng sẽ ngày một nghiêm trọng.
Ngoài ra, có một số bạn thắc mắc về tháo mũi đã nâng có đau không?
Thời điểm nên tháo sụn sau khi nâng mũi
Dù đã nâng được một khoảng thời gian dài hay chỉ mới làm vài tháng thì việc tháo sụn thực hiện lại cơ bản không có gì trở ngại.
Thông thường có 2 thời điểm để tiến hành đó là:
- Dưới 14 ngày: Khi tháo nẹp, cắt chỉ là lúc nhìn được tương đối form mũi mới nhưng chưa đủ lâu để sụn bám dính vào mũi. Có thể dễ dàng lấy sụn và định hình lại.
- Mũi đã ổn định hoàn toàn: Từ sau 3-6 tháng phẫu thuật khi dáng mũi đã ổn định hoàn toàn. Lúc này sẽ tháo bỏ sụn cũ, xem như một lần nâng mới hoàn toàn chứ không đơn thuần là chỉnh sửa.
Sẹo sau khi tháo sụn nâng mũi
Một tin vui cho người sửa mũi nhiều lần là đường rạch da vẫn trùng với đường mổ cũ nên sẽ không gây thêm sẹo xấu. Tuy nhiên, rạch đi rạch lại thì cũng không thể nào hoàn hảo như lần đầu tiên, nên phải đặc biệt cẩn trọng trong quá trình chăm sóc hậu phẫu cũng như lựa chọn đúng địa chỉ nơi thẩm mỹ uy tín để giảm thiểu vấn đề phát sinh. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về địa chỉ nâng mũi uy tín ở TPHCM.
Xem thêm: Nâng mũi bị hỏng và những điều cần lưu ý
Quá trình chăm sóc sau khi tháo sụn
Trong các kinh nghiệm tháo mũi sau khi nâng thì đây là 1 vấn đề cần được đặc biệt lưu ý, nhất là đối với những ca làm lại nhiều lần.
Cần phải biết chăm sóc đúng cách để mũi nhanh lành, đặc biệt là nâng mũi kiêng gì để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra về sau:
- Tránh thực phẩm chất tính kích thích: café, ớt, bia, rượu, thuốc lá,…
- Tránh thực phẩm lên men, khó tiêu: những loại dưa muối, đồ uống có ga…
- Kiêng đồ gây sẹo lồi: rau muống, thịt bò, hải sản, đậu phộng…
- Tránh đồ lâu lành thương: đồ nếp, đường bột…
- Kiêng đồ quá chua, hoặc quá cứng.
- Không mang khẩu trang quá chặt.
- Tránh rửa mặt những ngày đầu, va chạm mạnh, nằm nghiêng, sấp…
- Uống thuốc và tái khám theo chỉ định bác sĩ. Không tự uống bổ sung thuốc nếu chưa được đồng ý.
Tham khảo thêm: Nâng mũi bao lâu được nằm nghiêng
Thông qua những kinh nghiệm tháo mũi đã nâng trên đây hy vọng cung cấp được cho bạn những lưu ý cho lần làm lại mũi. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là tìm được một cơ sở làm đẹp uy tín, chất lượng, chuyên thực hiện nâng mũi nhiều lần.
Một địa chỉ nâng mũi lại uy tín và chất lượng
Viện nâng mũi Topnose – chuyên sâu toàn diện về nâng mũi với hàng ngàn ca làm đẹp thành công người thật việc thật. Đặc biệt có nhiều trường hợp đã nâng trên 5 lần. Cơ sở thẩm mỹ được cấp giấy phép hành nghề từ Bộ Y Tế với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, giấy phép hành nghề rõ ràng.
Việc tháo sụn tuy không phức tạp nhưng lại cần bác sĩ có tay nghề cao thực hiện, trang thiết bị hiện đại để đảm bảo đem lại hiệu quả như mong đợi. Bạn có thể tìm thấy tất cả những điều ấy tại Viện Nâng mũi Topnose.